Phương pháp chữa trị căn bệnh “thoái hóa đốt sống cổ” mà bạn cần biết

Thoái hoá đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp về xương khớp có thể gặp khi tuổi tác cao hay khi hoạt động, làm việc và lao động quá sức. Theo các số liệu thống kê, sẽ có ít nhất 70% dân số sẽ bị đau cổ ít nhất một lần trong đời nhưng điều đáng báo động nhất là càng ngày những người mắc phải căn bệnh này là những người trẻ đang trong độ tuổi lao động từ 25 đến 30 những bạn trẻ hàng ngày cúi lên ngồi xuống liên tục và trong một thời gian dài. Nếu không sớm phát hiện điều trị sẽ mang lại biến chứng khôn lường.

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Vậy “thoái hoá đốt sống cổ” là gì?
– Thoái hóa đốt sống cổ hay còn là thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý về xương cột sống do nhiều tác nhân khác nhau gây ra như làm việc, lao động quá sức, do tuổi tác hay do hoạt động sai tư thế. Nó là quá trình bệnh lý ở đốt sống cổ xuất phát từ các vấn đề liên quan tới đốt, màng, đĩa, dây chằng làm cho hư khớp dẫn tới việc bị thoái hoá.

– Căn bệnh này rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay, nó không chỉ gây ra khó khăn với những người già cao tuổi mà còn là vấn đề đối với các bạn trẻ, những người làm việc ở văn phòng ngồi nguyên một tư thế trước máy tính cả ngày. Thoái hoá đốt sống cổ gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt lẫn cuộc sống. Nó có thể dẫn tới các triệu chứng từ nhẹ như đau cổ, cứng cổ đến nặng như có thể khó hoạt động cổ hoặc thậm chí là bại liệt.

Các dấu hiệu nhận biết căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ:
Giai đoạn đầu của căn bệnh người bệnh sẽ không nhận thấy những triệu chứng rõ ràng, sau khi căn bệnh phát triển tới một mức nhất định người bệnh sẽ cảm thấy các dấu hiệu sau đây:

– Người bệnh sẽ có cảm giác đau, khó chịu ở vùng cổ thậm chí là vai gáy. Điều này dẫn đến mang đến cho người bệnh cảm giác tê buốt, khó vận động vùng cổ nhất là khi thời tiết thay đổi.

– Các cơn đau sẽ lan ra vai và tay. Điều đó dẫn tới sự xuất hiện các cảm giác tê đầu ngón tay. Điều này xảy ra khi người bệnh mắc phải căn bệnh này khá lâu mà vẫn chưa chữa trị. Đó được gọi là đau đốt sống cổ mãn tính.

– Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện các cơn đau ở vùng chẩm hoặc xung quanh hốc mắt.

– Dấu hiệu bị chèn ép các rễ thần kinh. Người bệnh sẽ có cảm thấy đau từ cổ xuống vai rồi xuống tay cảm giác tay mình như bị tê hay như có “luồng điện” chạy qua. Điều đó khiến cho người bệnh mất cảm giác, teo cơ.


Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh quái ác này
Những đối tượng đó được chia thành các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

– Tuổi: thoái hoá cột sống cổ thường gặp phải ở những người cao tuổi khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Nguyên nhân do sự lão hoá các đĩa liên đốt, dẫn tới việc lưu thông máu gặp ảnh hưởng nên dễ xuất hiện bệnh. Nhưng theo những số liệu tổng hợp gần đây, những người ở độ tuổi lao động trẻ cũng có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh này do sự làm việc thiếu khoa học hay hoạt động sai cách.

– Nghề nghiệp: những người làm việc ở tư thế cúi người lên xuống liên tục hay ngồi yên một chỗ, ít vận động cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Một số công việc khiến người làm nguy cơ mắc bệnh cao đó là người đi cấy, bác sĩ làm răng, nghệ sĩ xiếc, thợ cắt tóc…đó là những nghề nghiệp ít có sự vận động, có cường độ lớn, có tính liên tục và ít thư giãn nghỉ ngơi.

– Yếu tố di truyền: đó là những người có người thân, thế hệ trước trong gia đình có tiền sử mắc phải căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.


Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ như nào cho hiệu quả?
Có rất nhiều phương pháp chữa trị được đưa ra để chữa căn bệnh này như phẫu thuật hay tập vật lý trị liệu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị căn bệnh quái ác này. 

– Điều trị nội khoa:

+ Dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chưa thành phần steroid: Lời khuyên với các bệnh nhân là cần hiểu tình trạng bệnh của mình và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Thuốc giãn cơ: loại thuốc này giúp bệnh nhân giãn các cơ từ đó giúp giảm đau. Ví dụ như cyclobenzaprine.

+ Thuốc chống động kinh: loại thuốc này sẽ giảm các cơn đau các dây thần kinh bị tổn thương: Ví dụ như: gabapentin, pregabalin…

Điều trị bằng vật lý trị liệu: Thông qua các bài tập và hướng dẫn của các bác sĩ, bệnh nhân sẽ tập những bài tập có chức năng kéo dài và tăng sức chịu đựng ở cơ vai và cổ.

Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân đã thất bại ở lần điều trị bảo tồn hoặc có những dấu hiệu, triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở chi cần phải phẫu thuật để giải phóng và tạo thêm chỗ cho rễ thần kinh và tủy sống.

Các phương pháp phẫu thuật được biết tới: loại bỏ đi 1 đĩa đệm thoát vị, một phần đốt sống hay hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép lại xương với phần cứng.

Nếu đang gặp vấn đề về XƯƠNG KHỚP, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Lương y Lê Văn Chiến sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!