Đoàn công tác của Hội Đông y Việt Nam đến làm việc vột trong những bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh cần được quan tâm hiện nay la gai khớp gối.
Gai khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị
Sụn khớp và xương dưới sụn khớp là các bộ phận hỗ trợ giảm thiểu va chạm của 2 đầu xương và là lớp đệm cho khớp giảm ma sát giữa các khớp giúp cho việc vận động được linh hoạt. Và khi 2 bộ phận này tổn thương, bị bào mòn không được chữa trị kịp thời khiến cho áp lực giữa hai khớp xương tăng lên, sẽ gây ra bệnh gai khớp gối làm cho người bệnh bị đau khi vận động.
Bệnh gai khớp gối là tình trạng các phần sụn khớp bị mòn đi, mất đi các chất nhầy bao quanh làm lộ ra phần xương dưới sụn. Khi phần xương này ma sát trực tiếp với nhau gây ra các vết nứt lõm nhưng không được cung cấp lượng canxi đầy đủ sẽ bị tổn thương khiến xuất hiện các gai có hình dạng và kích thước khác nhau trên bề mặt xương.
Bệnh xảy ra do mô sụn bị bào mòn là hệ quả của quá trình lão hóa khiến xương và sụn khớp bị tổn thương, bề mặt sụn bị suy yếu, không đủ nhầy bôi trơn và trở nên khô, sần sùi thậm chí sẽ làm bệnh nhân mất đi khả năng vận động, đi lại bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh gai khớp gối là gì:
Bệnh gai khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường bao gồm:
Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân phổ biến của hầu hết các bệnh xương khớp trong đó có cả bệnh gai gối. Khi tuổi tác ngày càng tăng, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho xương ngày càng suy giảm, cộng thêm các tác động trong cuộc sống hàng ngày khiến xương khớp không kịp hồi phục, ngày càng suy yếu hơn giòn hơn, xuất hiện các tình trạng khô khớp, viêm khớp và dấu hiệu thoái hóa….Và quá trình lão hóa xương khớp này diễn ra không hề có các dấu hiệu cảnh báo, đến khi có các triệu chứng đau nhức của bệnh xuất hiện thì mới có thể phát hiện ra.
Yếu tố di truyền là nguyên nhân khó lường nhất, các bệnh lý về xương khớp đều có khả năng di truyền rất cao nên nhiều người mới sinh ra đã có hệ xương không được chắc khỏe, dễ dẫn đến các bệnh như thoái hóa, thoát vị hay gai gối.
Chấn thương đây là nguyên nhân khá phổ biến hiện nay gặp ở những người trong độ tuổi lao động. Chấn thương có thể do tai nạn khách quan, do tập luyện không đúng cách, do phải mang vác vật nặng, do ngồi lâu một chỗ….mà nhiều người hay chủ quan không để ý. Các chấn thương ở xương khớp hầu như rất lâu chữa lành thậm chí không thể chữa lành. Khi bị chấn chấn thương ở khớp gối mà cơ thể không thể cung cấp đủ canxi và dưỡng chất thiết yếu để phục hồi và tái tạo khớp sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng bề mặt xương và hình thành gai.
Áp lực vật lý: Khớp gối là khớp chịu khá nhiều áp lực vật lý từ trọng lượng cơ thể đến các tác động trong sinh hoạt lao động hàng ngày, điều này khiến khớp gối dễ bị tổn thương hơn những vị trí khác dễ dẫn đến bệnh gai gối hơn
Hệ quả của quá trình tự miễn quá mức trong cơ thể chúng khi xuất hiện tổn thương hoặc nhiễm trùng khiến cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gai khớp gối hoặc những bệnh lý về xương khớp khác.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gai gối cao
Thông thường những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên còn một số đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh gai gối như:
Người lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác vật nặng không chỉ gây áp lực lên vai, cổ, lưng mà còn gây áp lực lên gối khi di chuyển.
Những người béo phì, trọng lượng cơ thể cảng lớn thì càng gây áp lực nặng lên khớp gối khiến khớp gối dễ tổn thương hơn.
Những người có tiền sử chấn thương ở đầu gối như dãn dây chằng, vỡ nứt cầu dưới xương đùi,…
Những người trẻ có lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cho việc hấp thụ dinh dưỡng cho xương không đủ.
Phụ nữ có thai do phần lớn các dưỡng chất được đẩy cho thai nhi cộng thêm trọng lượng cơ thể cũng ngày càng nặng hơn khiến áp lực lên xương khớp tăng cao dễ dẫn đến gai khớp gối.
Triệu chứng của bệnh gai khớp gối:
Ở giai đoạn đầu sẽ không có quá nhiều triệu chứng rõ ràng, vì gai chưa xuất hiện nhiều và chưa phát triển mạnh mẽ nên cơn đau chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất, chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau nhẹ khi vận động. Do đó mà nhiều người thường hay chủ quan vì những cơn đau không thường xuyên xuất hiện.
Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng rồi sẽ thấy những cơn đau dữ dội hơn, mức độ cao hơn và xuất hiện cả tình trạng cứng khớp không di chuyển được hoặc nặng hơn nữa là khớp gối bị biến dạng và sưng viêm.
Xung quanh các khớp gối còn có các dây thần kinh có mối liên hệ với nhiều cơ quan ở phần dưới cơ thể, nên khi bị gai khớp gối có thể chèn ép lên dây thần kinh khiến người bệnh thấy bị tê bì, đau cục bộ và khó di chuyển xoay người.
Bệnh gai khớp gối cũng giống những bệnh xương khớp khác là không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay nhưng có thể gây những biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Chia sẽ của bệnh nhân đã chữa trị và bình phục tại phòng chẩn trị y học cổ truyền Lê Văn Thọ - Lê Văn Chiến