Gai cột sống

Bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị.

  Gai cột sống thường bắt gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và người già. Bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị triệt để. Cùng bài viết tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh triệt để.

  Gai cột sống là gì?

  Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các phần xương (gai xương) phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Bản chất của sự hình thành gai xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp là do viêm cột sống, chấn thương và sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.


  Hình ảnh gai cột sống ở bệnh nhân

  Gai đốt sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống nhưng thường gặp nhất là ở cột sống cổ và thắt lưng.

  Bệnh gặp rất nhiều ở người trên 60 tuổi.

  Nam giới dưới 45 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

  Sau tuổi 45, nữ giới lại có xu hướng mắc cao hơn.

  Nhìn chung, khả năng mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi.

  Nhiều người bị gai cột sống nhưng không có triệu chứng điển hình và chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang xương sống. Bệnh có thể gây ra các cơn đau thần kinh tọa hoặc đau ở vùng thắt lưng, vùng vai hoặc cổ nếu gai chèn ép vào dây thần kinh. Nhiều trường hợp, các cơn đau còn lan xuống cánh tay gây tê bì và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

  Bị gai cột sống có chữa được không?

  Bệnh để lâu ngày sẽ gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, thậm chí là có khả năng phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để chữa gai cột sống người bệnh cần nhận biết các triệu chứng dưới đây:

  • Đau nhức dai dẳng: Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, âm ỉ từ cột sống cổ, thắt lưng rồi lan dần ra các khu vực lân cận. Đặc biệt, khi bệnh nhân vận động mạnh, các cơn đau này sẽ trở nên dữ dội hơn.
  • Chèn ép rễ thần kinh: Sự hình thành các gai xương gây chèn ép lên các dây thần kinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như hạ huyết áp, phản xạ lộn xộn, rối loạn tuyến mồ hôi,…
  • Tê liệt chân tay: Gai xương sẽ khiến các cơ xương khớp trở nên yếu dần đi, dẫn đến việc tứ chi bị tê bì, mất cảm giác, thậm chí là tê liệt.
  • Cột sống biến dạng: Bệnh nếu để lâu có thể gây hiện tượng biến dạng cột sống. Một vài trường hợp bệnh nhân bị gù lưng, vẹo cột sống,….
  • Rối loạn tiểu tiện: Đây là biến chứng xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng nhất. Lúc này, người bệnh sẽ không kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình.

  Tuy gai cột sống có khả năng gây nhiều nguy hiểm nhưng trong nhiều trường hợp bệnh vẫn hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Để nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần phát hiện bệnh trạng sớm, thăm khám bác sĩ chuyên khoa và có liệu trình điều trị kịp thời.

  Triệu chứng gai cột sống:

  Đa phần bệnh gai cột sống thường không có các triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện. Điều này lý giải vì sao rất nhiều bệnh nhân có thể “chung sống hòa bình” với bệnh trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có đến 42% trường hợp người bệnh phải đối diện với những cơn đau thần kinh tọa hoặc cổ, tứ chi khi mắc bệnh.


  Triệu chứng của bệnh gai cột sống

  Ta có thể liệt kê một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Đau buốt vùng cổ hoặc thắt lưng: Cảm giác xơ cứng và mỏi cột sống lưng và cổ khi ở giai đoạn đầu. Khi diễn tiến nặng hơn, người bệnh có cảm giác đau buốt ở vùng bị gai cột sống. Cơn đau sẽ càng tăng khi người bệnh vận động.
  • Các chi đau nhức: Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau có thể lan qua vai, xuống hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng thì gây đau nhức ở lưng và đau dọc xuống hai chân.
  • Cảm giác tê bì, mất cảm giác ở các chi: Sự chèn ép của gai xương vào dây thần kinh sẽ làm tay chân người bệnh có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kiến bò thậm chí mất hoàn toàn cảm giác.
  • Rối loạn chèn ép dây thần kinh: Bệnh có thể gây tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, khó thở…
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Tình trạng này sẽ gây đại tiểu tiện không tự chủ khi tình trạng gai cột sống ở giai đoạn nặng gây thu hẹp đường ống dẫn tủy.
  • Mất cảm giác: Người bệnh có thể sẽ mất cảm giác ở phần cột sống có gai xương, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ…

  Nguyên nhân bệnh gai cột sống

  Bản chất hình thành các gai xương là do cơ chế thích ứng và sửa chữa của cơ thể khi các khớp xương bị tổn thương hoặc thoái hóa. Điều này xảy ra khi xảy ra khi tình trạng viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm tại các đầu xương và gây ra gai cột sống, cơ thể sẽ “sửa chữa” bằng cách tăng sản sinh canxi gần khu vực bị hư hỏng để bao bọc quanh khớp xương. Điều này không may lại dẫn tới sự hình thành gai xương bởi một số tác nhân như:

  • Tuổi tác: Sự thoái hóa của xương cột sống theo thời gian dẫn tới việc gai cột sống rất phổ biến ở người lớn tuổi.
  • Tư thế sinh hoạt sai: Khuân vác nặng, đi đứng, ngồi, nằm… sai tư thế trong thời gian dài gây ra các tổn thương cho cột sống.
  • Nguyên nhân gai cột sống do chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông… gây ra các tổn thương sụn khớp, gãy xương.
  • Sự lắng đọng canxi: Sự tích tụ canxi ở dạng calcipyrophosphat ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống.
  • Do viêm cột sống mạn tính: Gây ra tình trạng bào mòn sụn làm bề mặt trơn láng của sụn trở lên thô ráp. Khi hai bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau và gây xuất hiện gai xương. Lúc này cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh để khắc phục, dẫn tới sự hình thành gai xương.
  • Một số nguyên nhân bệnh gai cột sống khác: Thừa cân, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh gout, béo phì hoặc do di truyền…

  Chẩn đoán và phân loại gai cột sống

  Phương pháp chẩn đoán bệnh

  • Thực hiện các xét nghiệm điện học: Nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hoặc các bộ phận của cơ thể như tay, chân. Mục đích cuối cùng là đánh giá chính xác khả năng bị gai cột sống và mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống.
  • Chụp X-quang: Sẽ các định được tình trạng tổn thương của xương, sụn hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm, sự thay đổi của khớp và sự hình thành gai xương.
  • Chẩn đoán gai cột sống bằng xét nghiệm máu: Để loại trừ các nguyên nhân gây đau cột sống là do các bệnh lý khác.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Để kiểm tra tình trạng tổn thương của đĩa sụn hoặc tình trạng chèn ép của dây thần kinh cột sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan: Kiểm tra gai cột sống thông qua sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống và mức độ chèn ép dây thần kinh.

  Phân loại tình trạng bệnh

  Bất cứ vị trí nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các gai xương, bệnh thường hay gặp nhất ở khu vực cổ và thắt lưng. Tùy vào vị trị mà có những tên gọi khác nhau như:

  • Gai cột sống thắt lưng
  • Gai đốt sống ngực
  • Gai đốt sống cổ

  Phòng ngừa gai cột sống

  Cha ông ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Để tránh những biến chứng và rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta nên đề phòng bệnh từ xa sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất. Để làm được điều này cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi: Bệnh nhân gai cột sống nên ngủ nghỉ đủ giấc, đủ tiếng trong ngày. Không nên lo âu – căng thẳng quá mức. Không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, ma túy tổng hợp,…
  • Chế độ tập luyện: Để phòng ngừa hiệu quả, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, mọi người cần vận động và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày để kéo giãn cột sống tự nhiên và tránh bào mòn sụn khớp, giảm áp lực đè nén lên cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh gai cột sống cần bổ sung lượng canxi cần thiết (có nhiều trong hải sản, ngũ cốc và sữa), tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng đồ dầu mỡ, các đồ ăn chiên xào từ mỡ động vật, thực phẩm nhiều omega 6,…

  Các cách điều trị gai cột sống phổ biến

  Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sẽ có các cách điều trị khác nhau.

  Chữa bệnh gai cột sống bằng Tây y

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) được sử dụng để giảm các cơn đau nhức, tê bì tay chân và cảm giác khó chịu của người bệnh. Tuy nhiên, để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phẫu thuật chữa gai cột sống: Là biện pháp cuối cùng được chỉ định trong trường hợp chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống gây ra các cơn đau buốt, tê mỏi chân tay, rối loạn đại tiểu tiện…

  Điều trị gai cột sống bằng y học cổ truyền

  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu bằng y học cổ truyền như: châm cứu, bấm huyệt, giác hơi,… sẽ giúp bào mòn gai xương, hạn chế khả năng canxi nắng đọng quá mức – yếu tố gây bệnh rất phổ biến.
  • Bài thuốc Nam: Bệnh nhân gai cột sống có thể áp dụng thực hiện chữa bệnh bằng các vị thuốc nam tự nhiên được trồng hoặc mọc hoang rất nhiều như: xương rồng, lá lốt, ngải cứu,… trong đó bài thuốc từ cây xương rồng được coi là một trong những vị thuốc nam được áp dụng phổ biến nhất.

  Cách chữa gai cột sống hiệu quả nhờ bàn tay kỳ diệu chữa bệnh gai cột sống kết hợp với bài thuốc quý gia truyền của Lương y Lê Văn Thọ

  Với sự phát triển vượt bậc của Tây y hiện tại, nền y học cổ truyền Đông y dù không có được vị thế như trước, song vẫn có những truyền nhân lương y với tài hoa và y đức của mình đã và đang được người đời vinh danh và ca tụng.

  Từ trung tâm thành phố ồn ào, náo nhiệt san sát nhà cửa xe cộ, chúng tôi ngược theo tuyến đường quốc lộ 47, đến với vùng núi huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) vào một buổi chiều tà đầy gió mát. Theo chỉ dẫn của người dân nơi đây, chúng tôi nhanh chóng tìm tới địa chỉ của Lương y Lê Văn Thọ tại thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Những tưởng vào buổi chiều cuối ngày này, Lương y sẽ có nhiều thời gian để trò chuyện cùng chúng tôi hơn. Tuy nhiên, trước cửa phòng khám, lượng bệnh nhân tới gặp lương y vẫn vô cùng tấp nập. Họ vẫn đang chờ đợi tới lượt để được thăm khám, bốc thuốc cho mình. Hầu hết bệnh nhân tới đây đều có liên quan tới xương khớp. Có người bị thoái hóa xương khớp, có người lại bị viêm xương khớp mãn tính, có người lại đến để bó gãy xương. Không chỉ ở các địa điểm lân cận mà ngay cả ở những khu vực cách cả vài chục km họ cũng lặn lội tìm tới vị lương y như một sự đảm bảo và vô cùng tin tưởng.


  Lương y Lê Văn Thọ đang điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám của mình.

  Trong quá trình thăm khám và đắp thuốc cho bệnh nhân, lương y Lê Văn Thọ có chia sẻ rằng: “Bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp gia đình ông tới nay là đời thứ 3. Xưa kia, một người Tàu sang nước ta làm thuốc, đến gia đình ông ở nhờ, ông ta thấy ông nội tôi hiền lành, chất phác lại ham học hỏi, nên trước khi về nước ông đã truyền bài thuốc chữa trị xương khớp cho ông nội tôi…”.

  Với bài thuốc gia truyền quý báu chữa các bệnh về xương khớp và gãy xương, lương y Lê Văn Thọ đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân từng phải chỉ định tháo khớp do bị gãy xương nhưng mổ đi mổ lại không liền. Thậm chí những bệnh nhân nằm liệt giường bị loét, thối thịt không có khả năng đi lại, bệnh nhân bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cổ, lưng, viêm khớp mạn tính sưng nóng đỏ đau các khớp đã từng chữa trị ở nhiều bệnh viện lớn không hiệu quả khi đến với ông.

  Đoàn công tác của Hội Đông y Việt Nam đến làm việc và chụp ảnh lựu niệm tại nhà Lương y Lê Văn Thọ.

Nếu đang gặp vấn đề về XƯƠNG KHỚP, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Lương y Lê Văn Chiến sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!