Điều trị gãy xương hở như thế nào?

Gãy xương hở – Một trong những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm nhất và hỏi Lương y Lê Văn Chiến nhiều nhất hiện nay là việc điều trị gãy xương hở như thế nào?

Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

Gãy xương hở là gì?
Gãy xương hở là một trong những chấn thương hay gặp trong cấp cứu ngoại khoa. Gãy xương hở là gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài. Gãy xương hở chẩn đoán chắc chắn khi thấy ổ xương gãy thông với môi trường hoặc thấy dịch tủy xương chảy qua vết thương. Ngoài ra chẩn đoán dựa vào chụp X quang thấy dấu hiệu có khí hoặc dị vật trong ổ gãy.

Trường hợp gãy xương hở thường là do tổn thương năng lượng cao và nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất là do tai nạn giao thông, nên thường kèm theo tổn thương các cơ quan khác như lồng ngực, ổ bụng, sọ não,… nên khi thăm khám phải đánh giá toàn thân.

Gãy xương hở khiến cho nguy cơ mất máu, nhiễm khuẩn vết thương, khớp giả, đụng dập phần mềm,…tăng cao. Do đó khi tiếp nhận bệnh nhân gãy xương hở, cần khai thác kĩ nguyên nhân và cơ chế chấn thương, thời gian xảy ra tai nạn có giá trị để chuẩn đoán cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần được thực hiện chụp X quang, xét nghiệm công thức máu và các xét nghiệm khác tìm các tổn thương phối hợp.

Có nhiều bảng phân loại gãy xương hở nhưng bảng phân loại của Gustilo và Anderson được sử dụng rộng rãi. Theo phân loại này gãy xương hở được chia làm ba độ lớn là độ I, II, III. Độ được chia nhỏ làm 3 theo thứ tự tăng dần là A, B, C. Và phân cấp độ dựa vào:

(1) Cơ chế chấn thương,

(2) Mức độ tổn thương mô mềm,

(3) Kiểu gãy xương,

(4) Mức độ nhiễm bẩn. tỉ lệ nhiễm trùng, chậm liền xương, khớp giả, cắt cụt, chức năng cuối cùng của chi nặng dần từ độ I đến độ IIIC.

 

Điều trị gãy xương hở cần tuân thủ các nguyên tắc:
Chống sốc nếu có

Xử lí vết thương phần mềm và vết thương đặc hiệu

Cố định xương gãy

Che phủ ổ gãy

Phục hồi chức năng

Theo dõi lành xương

Nguy cơ nhiễm trùng khi bị gãy xương hở:
Vết thương hở có nguy cơ bị nhiễm trùng vì các yếu tố sau:
Có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh tại vết thương do khi bị thương tiếp xúc với đất hoặc những vật chứa nhiều vi khuẩn.

Có các điều kiện thuận lợi tại vết thương giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng như mô giập nát hoại tử, máu tụ, không được xử lý khử trùng kịp thời các vết thương….

Các mảnh xương bị gãy vỡ vụn rời tuy bị cắt nguồn nuôi dưỡng, nhưng đay lại không là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và nó rất cần thiết cho sự liền xương. Trong trường hợp vết thương phần mềm nhiễm trùng làm mủ, các mảnh xương vụn này sẽ thành xương chết và duy trì nhiễm trùng.

Sự liền vết thương phần mềm như thế nào:
Các vết thương lớn của mô mềm nếu tự liền sẹo sẽ tạo ra sẹo xơ chai xấu, dính, dễ loét. Vì thế nếu muốn vết thương liền bằng sẹo da thực sự mềm mại tốt thì phải khâu kín các mép da lại.

Vết thương không bị nhiễm trùng.
Không còn máu tụ và mô hoại tử.

Không có ngoại vật dơ bẩn.

Khâu da không được căng.

Các mép vết thương được máu nuôi dưỡng tốt sẽ không có nhiễm trùng.

Nếu không đủ các điều kiện kể trên hoặc là trường hợp cắt lọc không kỹ thì cách tốt nhất là nên để hở vết thương để đảm bảo dẫn lưu tốt. Cho đến khi vết thương hết nhiễm trùng thì sẽ đóng da kỳ hai.

Sự liền xương cần có các yếu tố để tạo liền xương là:
Bất động vững chắc vùng xương gãy.

Phục hồi thật tốt máu lưu thông nếu không bị gián đoạn ở vùng gãy xương. Xương bị gãy vụn nếu không bị cơ chèn vào giữa sẽ liền xương nhanh hơn do diện tiếp xúc với các mảnh tăng lên. Đối với gãy hở, 2 yếu tố gây trở ngại cho liền xương là:

Nhiễm trùng:

Khó liền xương khi bị mất nguồn máu nuôi dưỡng xương (do chấn thương hoặc do bác sỹ phẫu thuật lấy bỏ).

Tổn thương mô:

Phần mềm dễ bị tổn thương nhất là các bó cơ bị giập nát và khi đó sẽ mất chức năng. Ngoài ra nếu thần kinh bị tổn thương có thể làm bệnh nhân liệt, mất cảm giác Khi xương và khớp bị tổn thương sẽ làm cho cơ năng của chi bị giảm nhiều. Cần chú ý khám kỹ các dây chằng ở các khớp kế cận, nhiều trường hợp tổn thương bị bỏ sót.

Chẩn đoán
Để chẩn đoán là gãy xương hở, cần phải có các dấu hiệu để chứng minh 2 sự việc sau:

Có gãy xương và có vết thương.

Vết thương thông vào ổ gãy.

Dựa vào các dấu hiệu:

Nhìn thấy xương gãy.

Chảy máu có váng mỡ,mỡ này là ở trong tuỷ xương chảy ra.

Đối với các vết thương do đạn, có thể xem đạn đạo.

Có những trường hợp khám lâm sàng không thể kết luận được mà phải nhờ đến cắt lọc, khi mổ, cắt lọc cẩn thận từng lớp, nếu có gãy hở sẽ thấy thông vào ổ gãy. Dựa vào lâm sàng và X quang để phân loại gãy hở.

Cần phải khám kỹ tìm các biến chứng của gãy xương vì nó có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc gây nhiều hệ lụy về sau.

Nếu đang gặp vấn đề về XƯƠNG KHỚP, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Lương y Lê Văn Chiến sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!