Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một dạng bệnh lý thoái hóa xảy ra ở vùng cột sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp, dây chằng tới các sụn khớp, đĩa liên đốt.


Hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ ở người bệnh (Ảnh minh họa)

Về cơ bản, tất cả các tổn thương thoái hóa chỉ là căn bệnh xương khớp đơn thuần. Tuy nhiên, ngay khi tình trạng thoái hóa tác động đủ lớn, nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm hạn chế các hoạt động cúi ngửa, xoay trái phải thông thường sẽ trở lên vô cùng khó khăn. Khi không được điều trị đúng cách, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép gây rối loạn thực vật, thiếu máu lên não, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?
Các đốt sống cổ bị thoái hóa là vấn đề khá phổ biến đối với độ tuổi 40-50, khi mà cơ thể xuất hiện các hao mòn do ảnh hưởng của sự lão hóa. Khi các đĩa đệm chèn giữa những đốt xương cổ mất nước rồi co lại, yếu tố tổn thương viêm xương khớp xuất hiện, bao gồm cả các gai xương mọc dọc theo cạnh.

Với phần lớn bệnh nhân gặp các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, họ không nhận thấy triệu chứng rõ ràng nào, chỉ là đôi khi đau cứng cổ xảy ra. Nếu nó tiến triển xấu đi, tủy sống hoặc rễ dây thần kinh sẽ bị chèn ép, gây ra:

Cảm giác đau nhói, tê, yếu ở tay và bàn tay, cẳng chân và bàn chân.
Tứ chi khó phối hợp.
Đi lại khó khăn.
Bàng quang và hệ thống ruột mất sự kiểm soát.
Dù rằng các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gốc rễ của thoái hóa đốt sống cổ thì việc chữa khỏi bệnh lý này hoàn toàn (không tái phát) cũng rất khó xảy ra. Với những bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu thì biện pháp vật lý trị liệu và dùng thuốc ( thuốc giãn cơ, narcotic, thuốc antiepileptic, tiêm steroid, thuốc chống viêm không chứa steroid,..) sẽ giúp hỗ trợ và cải thiện triệu chứng rõ rệt.


Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không ?

Còn nếu bạn rơi vào trường hợp mà tủy sống bị ảnh hưởng hoặc không tương thích với phương án điều trị nào, thì cách duy nhất để “đánh bay” thoái hóa là phẫu thuật. Bởi vì phẫu thuật sẽ làm mở rộng không gian ống xương cho tỷ hoặc dây thần kinh đồng thời loại bỏ các gai xương không mong muốn.

Bên cạnh những lý do trên dẫn đến việc thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không thì cảm xúc cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Rất nhiều người cảm thấy tồi tệ và giữ các suy nghĩ tiêu cực, stress khi được chẩn đoán đốt sống cổ bị thoái hóa hoặc bị các cơn đau tê giày vò.

Chính điều này càng khiến sự căng thẳng đè nặng lên các đốt xương và có thể gây ra chứng mất ngủ, suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Vì thế, giữ một tâm thế lạc quan và ổn định cảm xúc cũng chiếm một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:
Thường thì các dấu hiệu của bệnh xuất hiện khá mờ nhạt, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Thoái hóa càng nặng thì triệu chứng càng rõ nét, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một hoặc cùng lúc các biểu hiện sau:

Đau cột sống cổ cấp tính: thường thì sau khi vận động mạnh vùng cổ, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ thấy cơn đau cổ hoặc đau vai gáy xuất hiện đột ngột theo từng đợt, dữ dội sau đó lại giảm dần.
Đau cột sống cổ mãn tính: cơn đau cổ khi âm ỉ, khi dữ dội, tầm vận động bị hạn chế, thường xuyên cứng cổ vào buổi sáng. Cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ dễ dàng xuất hiện thời điểm thay đổi thời tiết hoặc ngay cả khi không có tác nhân kích thích quá lớn.
Chèn ép rễ thần kinh: Rễ thần kinh bị chèn ép khiến cơn đau lan lên đỉnh đầu, vai gáy và cánh tay kèm theo cảm giác tê bì, châm chích. Lúc này, người bị thoái hóa đốt sống cổ bị hạn chế các cử động cổ, cánh tay như duỗi, gập tay, cầm nắm. Nếu để nặng, cơ tay có thể yếu dần gây teo, thậm chí bại liệt.
Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị mất phản xạ dựng lông, giảm tiết mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, không phân biệt được nóng lạnh…
Rối loạn thần kinh thực vật: rễ thần kinh bị chèn ép gây thiếu máu lên não, rối loạn tiền đình, mờ mắt, ù tai, chóng mặt…
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thông thường, thoái hóa cột sống cổ được ấn định là kết quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, để hình thành nên bệnh thì thường được cộng hưởng từ nhiều yếu tố mà thành, cụ thể:
Thoái hóa tự nhiên: Ngay khi trưởng thành, sụn khớp đã không còn khả năng sản sinh và tái tạo tự nhiên. Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ do thoái hóa cũng là phổ biến nhất, từ năm 30 tuổi, thân đốt cột sống của con người sẽ lão hóa dần do tưới máu kém, chức năng thẩm thấu nước vốn có của đĩa đệm cũng giảm dần theo thời gian.

Đặc thù nghề nghiệp: nhóm đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao do phải làm việc ở tư thế cúi và vận động cổ thường xuyên với cường độ cao như diễn viên xiếc, thợ sơn trần, nha sĩ, văn phòng, công nhân… có nguy cơ mắc bệnh cao.
Thói quen sai lầm: kẹp điện thoại bằng cổ và tai để nghe điện thoại, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục trên bàn… là những thói quen tạo áp lực lên đốt sống cổ.
Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương: không khởi động khi tập luyện, chơi thể thao quá độ, ngã, tai nạn… có thể gây tổn thương vùng cổ, đẩy mạnh nguy cơ thoái hóa.
Di truyền: Có nhiều người sinh ra đã có hệ xương khớp yếu ớt và dễ bị thoái hóa do di truyền.


Chẩn đoán và phân loại thoái hóa đốt sống cổ
Chẩn đoán
Trong trường hợp nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu: Thường chỉ định cho những bệnh nhân bị sốt, cơ thể gầy sụt cân, thiếu máu.

Chụp X-quang: Nếu mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì hình ảnh trên phim chụp x-quang sẽ thấy phần xương dưới sụn đặc, hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương quanh đốt sống, bờ diện khớp nhẵn, lún xẹp đốt sống.
Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán này được áp dụng cho các trường hợp bị đau nặng và đau liên tục, dùng thuốc một thời gian không thấy bớt.
Phân loại
Dựa vào vị trí của đốt sống bị tổn thương, người ta phân loại thoái hóa đốt sống cổ theo vị trí các đốt sống, điển hình nhất là đốt sống C5 C6 là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Xét tới các giai đoạn tiến triển của bệnh, thoái hóa cột sống được chia thành 3 giai đoạn:
Tiền lâm sàng: Xuất hiện các tổn thương về mặt sinh hóa, người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng như hạn chế vận động hay đau đớn.

Lâm sàng: Người bệnh có dấu hiệu đau nhẹ, khi để lâu sẽ dễ gây gù, vẹo cột sống.
Tiến triển bệnh: Cơn đau sẽ hình thành từng cơn và tăng dần lên theo thời gian.
Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ
Với những bệnh lý liên quan đến tình trạng cột sống bị thoái hóa do tuổi tác thì việc phòng tránh để đầy lùi nguy cơ mắc bệnh là điều rất quan trọng. Không cần sử dụng thuốc hay bất cứ một biện pháp tốn kém nào mà bệnh nhân cũng có thể tự chủ động phòng ngừa được tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chỉ cần chú ý đến một số vấn đề sau:
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi: Có nhiều người do các nguyên nhân khách quan bởi các yếu tố liên quan đến vấn đề sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày như do gối đầu quá cao hoặc quá cứng, nệm ngủ đàn hồi quá lớn hoặc nằm ngủ sai tư thế.

Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm có chức năng giảm đau, chống viêm tự nhiên, giúp tái tạo xương và sụn khớp như canxi, glucosamine, chondroitin,.. Bên cạnh đó, cũng cần đặc biệt lưu ý hạn chế hoặc không sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc đồ uống có ga, cồn,…
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến
Y học hiện đại ngày nay tiếp cận việc giải phóng tình trạng thoái hóa ở các đốt sống cổ với nhiều phương pháp như Tây Y, Đông Y, Bài tập chuyên biệt,… Mỗi giải pháp đều có cơ chế tác động và liệu trình áp dụng riêng, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo để áp dụng với tình trạng bệnh thực tế của mình.


Cơ chế điều trị thoái hóa đốt sống cổ của các phương pháp hiện nay

Các biện pháp điều trị bằng Tây Y
Dùng thuốc: thuốc giảm đau (salicylic, paracetamol), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam)… là những loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đau cấp tính.
Thủ thuật: Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số liệu pháp hiện đại như sóng cao tần, diện chẩn, tia hồng ngoại… cũng hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ khá tốt.
Phẫu thuật: Có hai phương pháp chính là mổ nội soi và mổ hở với mức chi phí dao động từ 20-60 triệu/ca.
Điều trị bằng y học cổ truyền

Bài thuốc dân gian: Bệnh nhân kiên trì áp dụng một số bài thuốc như lá mật gấu xay nhuyễn uống với bia, xương rồng dầm muối đắp, dền gai sắc uống hoặc hương nhu tía hãm trà… cũng rất tốt cho quá trình chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc nam tự nhiên.
Vật lý trị liệu: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi… cũng là những liệu pháp phổ biến trong Đông Y mà bệnh nhân nên áp dụng.
Tập luyện, thể dục
Không cần quá phức tạp, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể tập luyện các động tác xoay cổ, vươn cổ sang ngang và về phía trước, nhún vai, cúi đầu… ngay tại bàn làm việc của mình. Nếu có thời gian, người bệnh thực hiện thêm một số tư thế yoga như con cá, cây cầu, con mèo… cũng rất tốt quá trình hồi phục sự dẻo dai của cột sống cổ.

Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả tại phòng chẩn trị y học cổ truyền Lê Văn Thọ: "KHẮC TINH CỦA BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ"

Là một lương y được sinh ra trong dòng tộc nổi tiếng Thanh Hóa với bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Ông nội lương y Lê Văn Thọ là lương y Lê Văn Thận vinh dự được một thầy thuốc người Hoa tin tưởng và truyền dạy cho bài thuốc và đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân xương khớp khắp cả vùng. Đến đời bố ông là là lương y Lê Văn Thạp cũng đã phát huy hiệu quả bài thuốc này. Với mong muốn lưu giữ bài thuốc này, ông nội và cha lương y Lê Văn Thọ đã cố gắng truyền dạy lại cho con cháu. Trong gia đình có 9 người con tại thôn Lương Thịnh, lương y Lê Văn Thọ cùng em Trai là Lương y Lê Văn Thanh đã được ông nội và cha truyền dạy bài bản nhất về nghề thuốc nhưng do xấu số, ông Lê Văn Thanh đã qua đời nên đến nay lương y Thọ chính là người kế thừa duy nhất đời thứ 3 bài thuốc chữa xương khớp của dòng họ Lê Văn tại Thường Xuân và tiếp tục truyền nghề cho đời thứ 4 là con trai Lê Văn chiến

Bài thuốc chữa xương khớp của lương y Thọ là một bài thuốc thần gia truyền quý. Bài thuốc gồm 36 vị thuốc chính và nhiều vị thuốc phụ được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên của ông đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước. Với liệu trình chữa trị dài nhất là 9 ngày so với bệnh nặng còn bệnh nhẹ hơn có thể chỉ cần 2-3 ngày bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn. Là cơ sở duy nhất kế thừa xuất sắc bài thuốc của gia tộc nên Nhà thuốc gia truyền lương y Lê Văn Thọ là địa chỉ uy tín nhất tại Thường Xuân về việc chữa các chứng bệnh xương khớp.

Nếu đang gặp vấn đề về XƯƠNG KHỚP, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Lương y Lê Văn Chiến sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!